Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Chân tay miệng là một bệnh xảy ra ở nhiều trẻ em vào mùa hè. Đây là một trong những bệnh dịch rất nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Thực tế có nhiều trường hợp trẻ bị tử vong do bệnh chân tay miệng do không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân trực tiếp là do có nhiều cha mẹ nhầm tưởng các biểu hiện của bệnh ở con mình là bị sốt hoặc nóng trong bình thường dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Do đó, các bậc phụ huynh nên tìm về triệu chứng bệnh chân tay miệng để chăm sóc con.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm. Do đó, tại các thời điểm này, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi và chú ý tới sức khỏe của con mình. Bé có thể bị bệnh tay chân miệng với các biểu hiện sau đây:
Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3 – 6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 – 38,5 độ C), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày.
Sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2 – 3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống.
Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị. Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau.
Khi bị bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ có các dấu hiệu như:
– Thời gian ủ bệnh: Từ 3 – 6 ngày.
– Sốt: Có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao tới 39 – 40 độ C.
– Đau họng, chảy nước bọt liên tục.
– Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
– Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.
– Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối mông.
– Sang thương ở miệng, đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2 – 3 mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.
– Sang thương ở da, thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10 mm, hình bầu dục hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm trên da.
Các điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ
Ngay khi phát hiện ra trẻ có một hoặc một số biểu hiện nêu trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng.
Hiện không có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng. Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.
Với những trường hợp mắc bệnh nhẹ (độ I) thì có thể điều trị tại nhà theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi có một trong các triệu chứng sau: Sốt cao trên 39 độ C, giật mình liên tục, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.
Để bảo vệ tốt cho sức khỏe của con và tránh được bệnh tay chân miệng, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết vì đây là một bệnh lây lan; chú ý theo dõi biểu hiện sức khỏe của bé; giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ; nên cho trẻ nghỉ học trong thời gian bệnh dịch đang xảy ra; khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh thì phải đưa trẻ đi khám ngay để đưuọc điều trị kịp thời.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài viết nổi bật
-
Tôi như “sống lại” nhờ trị sạch mụn tại Viện Da liễu Hà Nội Sài Gòn
Da mặt nhiều mụn không chỉ đè nặng lên tâm lý mà còn khiến công...
-
Uy Long Đại Bổ – “thiên dược” quý của Nhất Nam Y Viện lên sóng truyền hình VTV2
Nhóm phóng viên của VTV2 vừa thực hiện một sóng sự trực tiếp tại Nhất...
-
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn tư vấn phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm trên VTV2
Chương trình Cẩm nang sức khỏe 365 được VTV2 đưa tin vào ngày 05/12/2020. Chương...
-
Diễn viên Khánh Linh Về nhà đi con trải lòng về bệnh mề đay và kinh nghiệm chữa trị
Gây ấn tượng mạnh mẽ với vai diễn Chị Linh trong bộ phim “Về nhà...
-
Diễn viên Nguyễn Hải chia sẻ “bí kíp phòng the” giúp cuộc yêu trọn vẹn trên VTV2
Ở tuổi 63, NSND Nguyễn Hải khiến nhiều người ngạc nhiên bởi vẻ trẻ trung,...
-
Bác sĩ Lệ Quyên tư vấn giải pháp điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả từ thảo dược trên VTV2
Với kinh nghiệm hơn 20 năm khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, đặc...