Bệnh trào ngược dạ dày ăn gì và kiêng ăn gì ?

Bên cạnh việc điều điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc thì hiện nay chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị trào ngược dạ dày. Vậy người bệnh trào ngược dạ dày ăn gì và kiêng ăn gì ? Cùng khoedep360.com khảo sát qua một số loại thực phẩm dưới đây.

Trào ngược dạ dày là hiện tượng dư thừa axit HCl được sản xuất ra trong quá trình tiêu hóa. Các axit này gây tổn trong thành thực quản qua mỗi lần co bóp thức ăn khiến cho thực quản bị trào ngược lên. Hiện tượng trào ngược lâu dài khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó chịu.

Bệnh trào ngược dạ dày ăn gì và kiêng ăn gì ?

Ợ nóng, ợ chua là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày

Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày

-Ợ hơi: Hơi được sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên ợ hơi hay xuất hiện hiện ngay cả khi đói hoặc không ăn uống gì mà vẫn ợ hơi thì được gọi là ợ hơi bệnh lý.

-Ợ nóng, ợ chua: Khi dịch acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác nóng, nóng rát như lửa đốt. Bệnh nhân nhiều khi cảm thấy nóng rát từ thượng vị rồi lan dọc lên sau xương ức. Ợ nóng thường xảy ra sau khi ăn từ 30 đến 60 phút.

-Buồn nôn, nôn: người bệnh thường dễ buồn nôn khi ăn no, khi đánh răng, say tàu xe,..

-Đau, tức ngực: Ở bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản, khi acid dạ dày trào lên phần thực quản đoạn chạy qua ngực, acid dạ dày này kích thích vào đầu mút các sợi dây thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây hiện tượng đau, tức ngực.

-Khàn giọng, đau họng, ho, hen: dây thanh quản bị viêm tấy do acid dạ dày trào ngược lên thực quản tác động vào

-Nhiều nước bọt: Khi acid dạ dày trào ngược lên, một phản xạ tự nhiên là cơ thể sẽ tiết nước bọt để trung hòa lượng acid này. Tuy nhiên hiện tượng này khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu.

-Khó nuốt : Niêm mạc sưng tấy do axit trào ngược làm tổn thương. Niêm mạc bị tổn thương gây chít hẹp thực quản, làm tăng cảm giác khó nuốt ở bệnh nhân.

-Đắng miệng: Triệu chứng đắng miệng trong bệnh trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản rồi lên miệng có kèm theo dịch mật.

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Tuy chứng trào ngược dạ dày không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng nó là nguyên nhân khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Và đây cũng là biểu hiện và nguy cơ của nhiều bệnh về đường tiêu hóa khác vì thế người bệnh nên chủ động trong vấn đề điều trị. Dưới đây là một số loại thực phẩm hỗ trợ người bệnh mắc chứng trào ngược dạ dày:

1- Thực phẩm làm trung hòa axit:

Sở dĩ cần trung hòa lượng axit trong thực quản là do dạ dày tiếp nhận và tiết ra lượng lớn HCl nhưng không tiêu thụ hết. Vì thế cần cung cấp lượng thực phẩm giúp cân bằng axit trong dạ dày, thực quản: Bánh mì, yến  mạch, gạo tẻ, bột mì….. Bạn có thể chế biến thành các món cháo, súp hoặc làm món bánh, thức ăn dễ tiêu hóa. Sử dụng cân bằng, liều lượng trong các bữa ăn sẽ làm trung hòa lượng axit lên thực quản. Ngoài ra, ăn kẹo cao su cũng là một trong những cách cải thiện hệ tiêu hoá hiệu quả được nhiều người áp dụng thành công.

Bệnh trào ngược dạ dày ăn gì và kiêng ăn gì ?

2- Thực phẩm chứa đạm dễ tiêu hóa

Thịt thăn lợn, lưỡi lợn, tim, thịt vịt… Bạn có thể chế biến thành những món ăn ở dạng mềm. Sử dụng trong bữa cơm hàng ngày vừa bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể vừa dễ tiêu hóa. Tuy nhiên các thực phẩm này nên sử dụng ở chế độ vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bởi đạm động vật khiến cho quá trình tiêu hóa bị làm chậm đi.

3- Các loại rau xanh 

Trong rau xanh có chứa nhiều vitamin và chất xơ, là những nguyên liệu cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Bệnh trào ngược dạ dày nên sử dụng các loại rau sau: Rau cải , súp lơ, lá khôi tía, cỏ lào, khương hoàng, loét mồm, tam thất nam, cam thảo…  Bổ sung hằng ngày bằng các món canh, luộc, hấp. Giúp cải thiện hệ tiêu hoá tốt hơn. Ngoài ra các loại rau này còn có tác dụng chống viêm làm dịu cơn đau. Chống buồn nôn tốt cho người bệnh.

4- Thực phẩm kháng viêm:

Gừng tươi, nghệ, mật ong là những loại kháng sinh tự nhiên khá tốt cho cơ thể. Áp dụng loại nước này mỗi buổi sáng giúp cải thiện tình trạng của dạ dày. Giải tỏa cảm giác khó chịu, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho dạ dày. Nên sử dụng với nước ấm vào buổi sáng trước khi ăn sáng 30 phút giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Bệnh trào ngược dạ dày ăn gì và kiêng ăn gì ?

5- Thức ăn làm giảm chứng ợ chua

Cần bổ sung các loại trái cây : đu đủ chín, dưa hấu, dưa gan, chuối… nên bổ sung sau bữa ăn  làm món tráng miệng. Nhằm cân bằng lượng acid dư thừa có trong dạ dày. Cung cấp các vitamin thiết yếu cho cơ thể  làm giảm triệu chứng ợ hơi ợ chua.

6- Thực phẩm lên men

Có nhiều quan niệm cho rằng thực phẩm lên men không tốt với người bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên quan niệm này chưa hẳn đúng. Sữa chua là một loại thức ăn lên men tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Sữa chua làm cân bằng lượng vi sinh có trong dạ dày và cân bằng axit dạ dày giảm triệu chứng trào ngược.

Bạn muốn biết thêm: 

→ Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ tươi

→ 5 triệu chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày

Bên cạnh đó bệnh nhân bị trào ngược dạ dày cũng cần có một số lưu ý trong vấn đề ăn uống như sau:

+ Thức ăn có vị chua:thức ăn có vị chưa chứa lượng axit rất cao. Người bệnh trào ngược nên hạn chế ăn các hoa quả chua như cam, chanh, xoài chua, dấm, cải muối chua…

+ Thực phẩm, gia vị cay, nóng: ớt tiêu, tỏi… Các chất cay nóng này kích thích tăng cảm giác đau, rát tại vị trí viêm loét; làm tăng tiết dịch vị đồng thời làm giãn mở cơ thắt thực quản dưới. Ăn nhiều gia vị có thể tăng hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày ăn gì và kiêng ăn gì ?

+ Thực phẩm có tính hàn như ốc, ngao, sò…; các thức ăn quá cứng làm khó tiêu, đầy bụng cho bệnh nhân, do vậy nên tránh. Vì thế người bệnh trào ngược dạ dày nên hạn chế thức ăn lạnh, khô cứng, khó tiêu hóa.

+ Các đồ uống kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… Các đồ uống này làm tăng tiết dịch dạ dày làm cho hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản tiến triển nặng hơn.

+ Các loại đồ uống có gas: góp phần tăng lượng đầy hơi. Chính vì vậy cũng nên loại ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Trên đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn đối với người mắc bệnh về đường tiêu hóa. Mà phổ biến là bệnh trào ngược dạ dày khá phổ biến trong đời sống hiện nay.

 

Rate this post
Rate this post

Bình Luận:

Email của bạn sẽ không bị công khai. Các trường có dấu (*) là bắt buộc